Xây dựng chiến lược Marketing Online cho doanh nghiệp
Có nhiều người đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc để xây dựng thương hiệu cho lĩnh vực kinh doanh online thông qua những khóa học marketing online nhưng vẫn không thu hút được khách hàng. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách xây dựng chiến lược Marketing Online cho doanh nghiệp đơn giản, hiệu quả và khác biệt để tạo nên sự thành công.
Chiến lược marketing online là gì?
Được hiểu là xác định cách thức hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp, công ty có thể đạt được thông qua việc sử dụng các kênh, nền tảng và tư duy kỹ thuật số. Ngoài ra, bạn có cũng thể hiểu nó là tập hợp những hành động, thao tác, kế hoạch khác nhau để quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu đến gần với khách hàng nhằm giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu kinh doanh.
Sự giao thoa của marketing online không chỉ tồn tại trong các thương hiệu hay CRM, mà còn trong trải nghiệm người dùng (UX), trải nghiệm khách hàng (CX) và chăm sóc khách hàng:
- Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet Of Things (IoT) đã đưa thương hiệu vào trải nghiệm sản phẩm của các doanh nghiệp.
- Chiến lược nội dung không chỉ bao gồm các chiến dịch tiếp thị truyền thống, mà tất cả các nội dung tạo ra đòn bẩy cho sự tăng trưởng.
- Đổi mới kỹ thuật số đang tạo ra các dịch vụ, sản phẩm và trải nghiệm mới – những thứ thực sự đáng để chào mời.
Các bước xây dựng xây dựng chiến lược Marketing Online
1. Phân tích thị trường kinh doanh
Trước khi lập bất kỳ chiến lược marketing nào đó bạn cần phân tích môi trường kinh doanh bao gồm: môi trường ngành, đối thủ cạnh tranh, thị trường, nhà cung cấp, nội bộ doanh nghiệp… để hình dung ra được “bức tranh” tổng quan về ngành.
Phân tích thị trường kinh doanh giúp cho bạn đưa ra được những đánh giá, tính điểm phù hợp đây cũng chính là thước đo để bạn hoạch định ra một chiến lược cụ thể và khả thị nhất cho doanh nghiệp của mình.
2. Xác định mục tiêu cho chiến lược marketing online
Tại mỗi chiến dịch quảng cáo sẽ đều có mục tiêu cụ thể, nhưng chủ yếu sẽ có những loại mục tiêu như:
- Mục tiêu thông tin: tức là việc truyền bá thông tin về sản phẩm, sịch vụ, sự kiện… đến với đối tượng, khách hàng mục tiêu. Mục tiêu thông tin được sử dụng nhiều trong các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm mới.
- Mục tiêu thuyết phục: Thuyết phục, lôi kéo đối tượng, khách hàng mục tiêu mua sản phẩm, dịch vụ, hoặc chỉ đơn giản là suy nghĩ theo quan điểm của nội dung quảng cáo.
- Mục tiêu gợi nhớ: Cài vào bộ nhớ của đối tượng, khách hàng mục tiêu một nội dung nhất định. Nội dung ấy có thể là tên doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm, tên con người, địa danh…
- Mục tiêu so sánh và tấn công sản phẩm đối thủ cạnh tranh: So sánh lợi ích, công dụng sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
3. Định vị sản phẩm, dịch vụ
Sau khi đã thiết lập được mục tiêu, bạn cần định vị cho sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Định vị thực chất là việc thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp với mục đích để thị trường mục tiêu hiểu được và đánh giá cao những gì mà doanh nghiệp đại diện so với các đối thủ cạnh tranh.
4. Tạo dựng thông điệp truyền thông
Trong marketing online thì thông điệp quảng cáo chính là yếu tố cốt lõi. Nếu một chiến lược marketing online dù có được đầu tư với quy mô rầm rộ mà thông tiệp quảng cáo lại sơ sài, khó hiểu, gây hiểu nhầm, không phù hợp với văn hóa, tôn giáo, luật pháp đều sẽ trở nên thất bại.
- Nội dung của thông điệp dựa trên mục đích của quảng cáo. Nếu quảng cáo của bạn nhằm mục đích thông tin, nội dung thông điệp sẽ tập trung vào nhãn hiệu, hình dánh, công dụng của sản phẩm
- Nếu quảng cáo nhằm mục đích thuyết phục thì nội dung thông điệp sẽ tập trung vào lợi ích sản phẩm. Giả sử quảng cáo nhằm vào mục tiêu gợi nhớ, nội dung thông điệp thường chỉ đơn giản là làm nổi bật nhãn hiệu sản phẩm.
- Nếu mục tiêu quảng cáo là so sánh thi nên tập trung nội dung của thông điệp vào phân tích lợi ích sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm đối thủ. Một thông điệp quảng cáo hay sẽ bao gồm các yếu tố: ngắn gọn, dễ nhớ, xúc tích, ý nghĩa.
Một số lưu ý với thông điệp quảng cáo phải luôn có như:
- Phải phù hợp với luật pháp tại quốc gia quảng bá.
- Phù hợp với văn hóa tại quốc gia quảng bá.
- Phù hợp với tôn giáo tại quốc gia quảng bá.
Tuyệt đối không được sử dụng hình ảnh, logo, nhãn hiệu đã đăng ký của doanh nghiệp khác.
5. Lựa chọn kênh truyền thông
Trong thế giới Marketing thì nội dung được xem là vua. Google muốn bạn đem lại giá trị cho những người ghé thăm website. Tuy nhiên, xây dựng được nội dung của website là điều không phải đơn giản. Chính vì thế, lúc này bạn cần sử dụng một kênh truyền thông thật hiệu quả như:
- Marketing qua công cụ tìm kiếm (SEM): SEO, PPC
- Marketing trên các trang danh bạ, cổng thông tin, trang đánh giá dịch vụ sản phẩm…
- Email Marketing: xây dựng database, thiết kế thông điệp, gửi thông điệp và đánh giá hiệu quả
- Marketing qua mạng xã hội: Xây dựng các trang blog, diễn đàn, Facebook Fanpage, Youtube Channel…
- PR Online: Sử dụng hình thức PR trực tiếp và gián tiếp thông qua các thông cáo báo chí, bài viết PR…
- Quảng cáo trực tuyến, quảng cáo hiển thị, xây dựng mạng liên kết
- Quảng cáo tin nhắn SMS
Tùy thuộc vào đối tượng tiếp nhận và mục tiêu đã thiết lập, bạn có thể chọn một hoặc nhiều kênh phù hợp cho doanh nghiệp mình.
6. Đào tạo nhân sự
Một trong những điều quan trọng mà cá nhà quản lý cần lưu ý khi lập chiến lược marketing online là về nhân sự. Với các hoạt động marketing online hoạt động trên các nền tảng công nghệ đòi hỏi đội ngũ nhân sự phải có kiến thức về hoạt động marketing, đồng thời nắm vững các thao tác trên internet để dễ dàng cho việc thực thi chiến lược. Trong trường hợp nhân sự của bạn chưa trang bị đầy đủ kĩ năng, bạn có thể tham vấn các khóa về Training in house về marketing cho nhân sự của mình để họ hoàn thiện công việc tốt hơn.
7. Theo dõi hiệu quả chiến lược Marketing
Việc cuối cùng để chốt được chiến lược Marketing Online có hiệu quả không là bạn phải theo dõi kết quả kinh doanh, thống kê lượng truy cập vào website, tỷ lệ mua hàng… để điều chỉnh được các chỉ số một cách hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
kimchi.chi3@gmail.com